1. Đường Lactose là gì ?

Lactose là đường chủ yếu có trong sữa động vật và các sản phẩm từ sữa, nó chính là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não, làm phân mềm, tạo sự môi trường tốt cho các vi khuẩn có lợi như: Bifidus và Lactobacillus giúp phát triển hệ miễn dịch và tiêu hóa đặc biệt đối với trẻ em

Đường Lactose là gì? Ứng dụng của đường Lactose trong dược phẩm

Lactose cung cấp đường glucose và galactose cho cơ thể, Galactose có các chức năng sinh học và tác dụng khác nhau trong các quá trình thần kinh và miễn dịch, thành phần quan trọng của màng tế bào thần kinh. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, đường sữa có thể đóng vai trò trong việc hấp thụ canxi.

2. Tác dụng của khoai mỡ

Nhiều lợi ích đối với sức khỏe, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

Tốt cho hệ tim mạch: Trong khoai mỡ có chứa Vitamin B6 có công dụng giúp bẻ gãy hợp chất Homocysteine. Hợp chất này chính là thủ phạm gây phá hủy thành mạch máu nguy hại đến tim mạch

Khoai mỡ là khoai gì? 7 Tác dụng của khoai mỡ cho sức khỏe ...

trong khoai mỡ có chứa Dioscorea một trong những dưỡng chất quan trọng với công dụng gián tiếp làm giảm huyết áp cũng như giảm tăng máu đến thận

khoai mỡ cũng có thành phần chứa nhiều Kali rất tốt trong việc giúp cho huyết áp ổn định, tránh bệnh cao huyết áp.

khoai mỡ còn có vitamin C và anthocyanins. Đây là hai chất giúp bảo vệ tế bào cơ thể, tránh bị tác hại của các gốc tự do. Thường xuyên ăn các món khoai mỡ sẽ giúp ngăn ngừa ung thư và cơ thể luôn khỏe mạnh.

Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu

Một nghiên cứu bệnh tiểu đường chỉ ra rằng, các flavonoid có trong khoai mỡ có công dụng giúp giảm lượng đường trong máu, đặc biệt là ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2

Bên cạnh đó, các flavonoid này còn giúp bảo vệ các tế bào sản xuất insulin trong gan nên sẽ giảm stress oxy hóa và kháng insulin cho cơ thể.

3. Xuyên khung

Công dụng: Điều kinh, kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, ngực bụng đầy trướng, nhức đầu, cảm mạo, phong tê thấp, đau dạ dày, phụ nữ sau khi sinh bị rong huyết (Thân rễ).

17 Cây Thảo Dược Mộc 217 Cây Thảo Dược Mộc 3

Tác dụng đối với tuần hoàn: tinh dầu của xuyên khung có tác dụng tê liệt đối với tim làm cho các mạch máu ngoại vi dãn ra, liều lớn có thể làm cho huyết áp hạ xuống. xuyên khung làm dãn mạch máu cho nên không cầm máu được.

Tác dụng kháng sinh: thì xuyên khung có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loại vi trùng như vi trùng thương hàn, phó thương hàn, vi trùng sinh mủ, thổ tả, vì trùng lỵ Sonner

4. Câu kỷ tử

Công dụng: Câu kỷ tử được coi là vị thuốc bổ toàn thân, dùng cho cơ thể suy nhược, can thận âm quỵ, tinh huyết bất túc, thần kinh suy nhược, lưng gối mỏi đau, hoa mắt, thị lực giảm, di tinh, đái đường.

17 Cây Thảo Dược Mộc 417 Cây Thảo Dược Mộc 5

Câu kỷ tử là vị thuốc quý và được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Với vị ngọt, tính bình, tác dụng trừ phong, bổ thận, cường gân cốt, sinh tinh,… dược liệu này được tận dụng để trị chứng vô sinh – hiếm muốn, di mộng tinh ở nam giới, viêm dạ dày mãn tính và các vấn đề về mắt.

Tăng cường miễn dịch: 

Hạ cholesterol huyết, đường huyết, bảo vệ gan: Trên lâm sàng, những người già trên 60 tuổi uống dạng chiết từ câu kỷ với liều 100mg liên tục trong 4 tuần lễ thì cholesterol huyết, β- lipoprotein và triglycerid đều giảm

Tác dụng đối với hệ thống máu: Dạng đông khô câu kỷ tử có tác đụng ngăn ngừa hiện tượng giảm bạch cầu do cyclophosphamid gây nên trong điều trị ung thư thực nghiệm, Người bình thường hoặc bệnh nhân ung thư ăn quả khô câu kỷ 5g/ngày liên tục trong 10 ngày thì số lượng bạch cầu tăng lên rõ rệt.

5. Ngưu bàng

Công dụng: Bổ, giải độc, mụn nhọt, cảm sốt, làm ra mồ hôi (Rễ sắc uống).

17 Cây Thảo Dược Mộc 617 Cây Thảo Dược Mộc 7

Tác dụng dược lý

Tây y dùng lá ngưu bàng hái vào mùa xuân làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, tảy máu dùng trong các bệnh tê thấp, đau và xưng khớp, một số bệnh ngoài da ( hắc lào, mặt có nhiều Trứng cá, lở loét vv…).

Còn dùng cho người bị đường tiện ( đái ra đường ) vì người ta cho răng cao rễ ngưu bàng có tác dụng dạ glucoza trong máu, dùng cuống và thân cây làm thức ăn có tác dụng làm tăng lượng glycongen trong gan.

Tác dụng:

  • Quả có tác dụng trừ phong, tán nhiệt, thông phổi làm mọc ban chẩn, tiêu thũng, giải độc, sát trùng.
  • Rễ có vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu (loại được acid uric), khử lọc, làm ra mồ hôi, lợi mật, nhuận tràng, chống giang mai, trị đái đường, diệt trùng và chống nọc độc.
  • Có tác dụng tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc: tuyên phế thấu chẩn. Dùng chữa ngoaị cảm , biểu chứng, ma chẩn ( đậu sỏi ), vị thấu ( không thấu), phong chẩn yết hầu sưng đau, ung thũng.
  • Nhân dân Châu Âu còn dùng lá non và thân, có khi dùng cả rễ đem giã nhỏ rồi đắp vào nơi rắn độc, sâu, bọ, ong, muỗi và rết cắn. Có lẽ do tác dụng của các men oxydaza có nhiều trong lá và thân.

6. Địa hoàng

Công dụng: Rễ củ làm thuốc bổ chống suy nhược cơ thể, còn có tác dụng lọc máu, lợi tiểu, chữa ho ra máu, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai, thương hàn và bổ huyết, làm sáng mắt.

17 Cây Thảo Dược Mộc 817 Cây Thảo Dược Mộc 9

Tính vị, công năng

Địa hoàng hay còn gọi là Sinh địa, Thục địa – Địa hoàng tươi có vị ngọt, đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, mát máu. Sinh địa hoàng (Củ địa hoàng khô) có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tư âm dưỡng huyết. Thục địa hoàng có vị ngọt, mùi thơm, tính hơi ôn; có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ huyết, làm đen râu tóc.

Thục địa

  • Dùng trị thận âm suy sinh ra các chứng nóng âm ỉ, bệnh tiêu khát (đái đường), đau họng, khí suyễn (khó thở), hư hoả bốc lâm sinh xuất huyết, làm sáng mắt, điều kinh, bổ huyết, sinh tinh, làm cho cơ thể tráng kiện.

7. Bạch truật

Công dụng: người kém ăn, hay mệt, hư lao, tiêu chảy, chóng mặt, tự ra mồ hôi, thai động không yên, bệnh về gan.

17 Cây Thảo Dược Mộc 1017 Cây Thảo Dược Mộc 11

Phần dùng làm thuốc

Dùng thân rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột màu trắng ngà, củ rắn chắc có nhiều dầu là tốt.

Tác Dụng Dược Lý

Tác dụng bồi bổ, cường tráng: tăng cường chức năng miễn dịch của tế bào, làm tăng cao IgG trong huyết thanh, có tác dụng tăng bạch cầu và bảo vệ gan, tăng sự tổng hợp Protêin ở ruột non

Tác dụng chống loét: Nước sắc Bạch truật trên thực nghiệm chứng minh có tác dụng bảo vệ gan, phòng ngừa được sự giảm sút Glycogen ở gan (Trung Dược Học)

Ảnh hưởng đến ruột: điều tiết 2 chiều đó của thuốc có liên quan đến hệ thống thần kinh thực vật, do đó Bạch truật có thể chữa được táo bón và tiêu chảy

Tác dụng với máu: Nước sắc và cồn Bạch truật đều có tác dụng chống đông máu, dãn mạch máu (Trung Dược Học).

Bạch truật có tác dụng hạ đường huyết: Bạch truật có tác dụng chọn lọc trên đường huyết, đầu tiên gây tăng, sau đó gây hạ đường huyết đến mức co giật do hạ đường huyết quá thấp

Kháng Viêm: Rễ Bạch truật có hoạt tính chống siêu vi khuẩn và chống ung thư trong thí nghiệm in vitro (Trung Dược Học

Chủ trị:

  • Trị phù thũng, đầu đau, đầu váng, chảy nước mắt, tiêu đàm thủy, trục phong thủy kết thủng dưới da, trừ tâm hạ cấp hoặc mạn, hoắc loạn thổ tả…(Biệt Lục).
  • Chủ phong hàn thấp tý, hoàng đản (Bản Kinh).
  • Trị Tỳ Vị khí hư, không muốn ăn uống, hơi thở ngắn, hay mệt, hư lao, tiêu chảy, đờm ẩm, thủy thủng, hoàng đản, thấp tý, tiểu không thông, chóng mặt, tự ra mồ hôi, thai động không yên (Trung Dược Đại Từ Điển)..

8. Đương quy

17 Cây Thảo Dược Mộc 1217 Cây Thảo Dược Mộc 13

  • Đương quy chứa nhiều tinh dầu và các loại vitamin tốt cho sức khỏe.
  • Tinh dầu (0,02%), Glucose, Vitamin B12

Tác dụng tốt với hệ thống tiêu hóa, hệ xương khớp

Quy kinh: Can, tâm và tỳ.

Công dụng: Bổ huyết, Nhuận tràng,chữa Kinh nguyệt không đều, Tê nhức xương khớp

9. Cây Thiên Ma

17 Cây Thảo Dược Mộc 14

Công dụng: Phối hợp cùng nhiều vị thuốc khác chữa trị suy nhược thần kinh, đau đầu do mạch máu, trị đau thần kinh, trị động kinh, trị đau đầu hoa mắt chóng mặt.

  • Thiên ma có tác dụng an thần chống co giật.
  • Thuốc có tác dụng làm giảm đau, tác dụng giảm đau của loại mọc hoang mạnh hơn loại trồng. Thuốc chích Thiên ma và loại do nhân tạo cũng có tác dụng giảm đau. Thuốc còn có tác dụng kháng viêm.
  • Thiên ma làm tăng cường lưu lượng máu ở tim và não, làm giảm lực cản của mạch máu, làm giãn mạch ngoại vi, có tác dụng hạ áp, làm chậm nhịp tim, nâng cao sức chịu đựng thiếu oxy của động vật thí nghiệm.
  • Polysaccharide của Thiên ma có hoạt tính miễn dịch.

10. Phục linh

Công dụng: Lợi tiểu, trị phù thũng, chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm bàng quang, tiểu vàng, đái rắt), ăn uống kém tiêu, mất ngủ

17 Cây Thảo Dược Mộc 1517 Cây Thảo Dược Mộc 16

Loại nấm chuyên chữa suy nhược, mệt mỏi, phù thũng

vị thuốc quý trong nhiều bài thuốc cổ truyền, được coi là vị thuốc bổ, chủ trị suy nhược, mệt mỏi, phù thũng, mất ngủ, lo sợ, ăn uống kém

Thành phần hóa học

  • Đường (trong đó có pachymose là đường đặc hiệu), chất khoáng, các hợp chất triterpenoid.

Tác dụng dược lý

  • Tác dụng lợi tiểu
  • Tác dụng tăng miễn dịch, tăng chỉ số thực bào của phagocyte ở chuột.
  • Tác dụng kháng ung thư (do thành phần polysacharide của thuốc) do làm tăng miễn dịch cơ thể.
  • Tác dụng an thần, có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và chống loét bao tử.
  • Nước sắc Phục linh có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn biến dạng. Cồn ngâm kiệt thuốc có tác dụng giết chết xoắn khuẩn.

Tính vị: Vị nhạt, ngọt, tính bình

Quy kinh: Tâm Tỳ Thận.

Công dụng:

  • Phục linh bì: Lợi tiểu, trị phù thũng.
  • Xích phục linh: Chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm bàng quang, tiểu vàng, đái rắt).
  • Bạch phục linh: Chữa ăn uống kém tiêu, đầy chướng, bí tiểu tiện, ho có đờm, ỉa chảy.
  • Phục thần: Trị yếu tim, hoảng sợ, hồi hộp, Mất ngủ.

11. Bạc hà

Công dụng: Trị phong nhiệt, sốt cao, đau mắt đỏ, họng sưng đau, ngứa ngoài da, sát trùng, dễ tiêu hóa, chữa cảm cúm.

17 Cây Thảo Dược Mộc 17

Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Tính vị, quy kinh: Vị cay, tính mát, không độc, vào kinh Phế, Can

Tác dụng, chủ trị của bạc hà:

  • Khứ uế khí, phát độc hãn, phá huyết, chỉ lỵ, thông lợi quan tiết (Dược Tính Luận).
  • Trị bụng đầy trướng do ác khí, hoắc loạn, ăn không tiêu, hạ khí (Đường Bản Thảo).
  • Thông các khớp, lạc. Trị cảm, đầu não đau, trẻ nhỏ bị phong đờm (Bản Thảo Đồ Kinh).
  • Trị trẻ nhỏ sốt cao co giật, nóng trong xương, dùng làm thuốc phát hãn (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
  • Trị thương hàn đầu đau, hoắc loan, thổ tả, ung nhọt, ngứa (Trấn Nam Bản Thảo).
  • Tuyên tán phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, thấu chẩn. Trị cảm phong nhiệt, phong thấp mới phát, họng đau, miệng lở, ban sởi, mề đay phong ngứa, ngực sườn đầy tức (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
  • Phát hãn, trừ phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, sơ uất khí ở Can. Trị cảm phong nhiệt, bệnh thời tiết nóng sốt không ra mồ hôi, mắt đỏ, răng đau, họng đau do phong hỏa, ban sởi không mọc ra được (Đông Dược Học Thiết Yếu).

12. Quế

Công dụng: Cảm lạnh, khó tiêu, ỉa chảy, sát trùng (Vỏ sắc hoặc ngâm rượu uống).

17 Cây Thảo Dược Mộc 18

Tinh dầu quế chứa cinnamaldehyd là thành phần chủ yếu có tác dụng diệt khuẩn in vitro đối với một số vi khuẩn ở độ pha loãng cao

Cinnamaldehyd tác dụng hiệp đồng vói natri clorid. Cinnamaldehyd có tác dụng an thần

Tính vị, công năng

Quế có vị ngọt, cay, mùi thơm, tính rất nóng, có tác dụng bổ hỏa, hồi dương, ấm thận tỳ, thông huyết mạch, trừ hàn tích.

Công dụng

Quế được dùng làm thuốc cấp cứu bệnh do hàn như chân tay lạnh, mạch chậm nhỏ, hôn mê, đau bụng trúng thực, phong tê bại, chữa tiêu hóa kém, tả lỵ, thũng do tiểu tiện bất lợi, kinh bế, rắn cắn, ung thư.

  • Cảm lạnh, phối hợp với nhân sâm, hoàng kỳ, thục địa.
  • Tiêu chảy, phối hợp với mộc hương, phục linh, nhục đậu khấu.
  • Đau vùng hông, phối hợp vói phụ tử, địa hoàng.
  • Đau đạ dày, đau bụng, đau kinh, phối hợp với đương quy, hương phụ.
  • Mụn nhọt lâu lành, phối hợp với ma hoàng, cao nhung, bạch giới tử

13. Cam thảo

Công dụng: Chữa ho, ho mất tiếng, viêm họng. Cảm, ỉa chảy, viêm loét dạ dày (Thân rễ sắc uống). Còn dùng trong sản xuất mỹ phẩm, chế nước giải khát, làm mứt kẹo, tẩm thuốc lá.

17 Cây Thảo Dược Mộc 1917 Cây Thảo Dược Mộc 2017 Cây Thảo Dược Mộc 21

Công dụng và liều dùng

  • Cam thảo có vị ngọt, tính bình. Sinh thảo có tác dụng giải độc, tả hoả; cam thảo tẩm mật sao vàng (chích thảo) tính ấm, có tác dụng bổ (ôn trung) nhuận phế, điều hoà các vị thuốc. Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho, tác dụng giải co thắt cơ trơn, gây tăng tiết dịch vị của histamin, tăng bài tiết mật, chống viêm và chống dị ứng, tác dụng oestrogen, tác dụng giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng.
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp: Sinh thảo được dùng chữa cảm, ho, mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau dạ dày, ỉa chảy, ngộ độc. Chích thảo dùng chữa tỳ vị hư nhược, ỉa chảy, thân thể mệt mỏi, kém ăn, khát nước do vị hư, ho do phế hư.

14. Viễn chí

Công dụng: Chữa ho nhiều đờm.

17 Cây Thảo Dược Mộc 2217 Cây Thảo Dược Mộc 2317 Cây Thảo Dược Mộc 24

Tính vị: Vị đắng, cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).

Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trấn Nam Bản Thảo).

Tác dụng:

  • Bổ bất túc, trừ tà khí, lợi cửu khiếu, thính nhĩ, minh mục, cường chí (Bản Kinh).
  • Giải độc Thiên hùng, Phụ tử (Bản Thảo Kinh Sơ).
  • An thần, ích trí, khứ đờm, giải uất (Trung Dược Đại Từ Điển).

Chủ trị:

  • Trị ho nghịch thương trung (Bản Kinh).
  • Trị tâm thần hay quên, kiên tráng dương đạo (Dược Tính Luận).
  • Trị lo sợ, hay quên, mộng tinh, Di tinh, mất ngủ, ho nhiều dờm, mụn nhọt, ghẻ lở (Trung Dược Đại Từ Điển).

Viễn chí chạy vào Thận, chủ trị của nó tuy nhiều nhưng tóm lại không ngoài công dụng bổ Thận. Viễn chí không phải là thuốc riêng của Tâm mà làm cho mạch chỉ bổ tinh, trị hay quên vì tinh và chí đều tàng ở Thận. Tinh hư thì chí suy, không đạt lên Tâm dược cho nên hay quên.

Sở dĩ Viễn chí trị được chứng mất ngủ vì Thận tàng chí, Tâm thận không giao thì chí không định mà thần không yên. Viễn chí thông được Thận khí lên đến Tâm, khiến cho thủy ở trong Thận lên giao tiếp với Tâm, tạo thành Thủy Hỏa Ký tế. Còn trị ho và mụn nhọt là do công dụng lợi khiếu, long đờm.

Trước kia Viễn chí đa số được dùng làm thuốc an thần, gần đây phần lớn dùng trị ho nghịch lên. Dùng vị đắng để tiết, lấy ôn để thông, có thể trị chứng ho nghịch thuộc hàn ẩm (Đông Dược Học Thiết Yếu).

15. Thạch xương bồ

17 Cây Thảo Dược Mộc 2517 Cây Thảo Dược Mộc 2617 Cây Thảo Dược Mộc 27

Công dụng: Trị ho, cảm lạnh, chứng kém ngủ, hồi hộp, đau đầu, chóng mặt, có cảm giác nóng bừng trong người, tiểu tiện ít

Tính vị: vị cay ôn

Quy kinh: nhập 3 kinh Tâm tỳ bàng quang

Công dụng: Thạch xương bồ có công dụng khai khiếu ninh thần, hóa thấp hòa vị.

Chủ trị: Các chứng thần khí hôn mê, hoảng loạn do đàm trọc bế tắc (đàm trọc mông tê), hay quên (kiện vong), ù tai, điếc tai (nhĩ minh, nhĩ lung), báng đầy do thấp (thấp trở bỉ mãn), lị, cấm khẩu.

Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Bản kinh: ” chủ phong hàn thấp tý, khái nghịch thượng khí, khai tâm thống, bổ ngũ tạng, thông cửu khiếu, minh nhĩ mục, xuất thanh âm. Uống lâu khỏe người, không hay quên, không mê muội, sống lâu (diên niên)”.
  • Sách Danh y biệt lục: ” chủ nhĩ lung, ung sang, ôn trường vị, chỉ tiểu tiện lợi, thấp tý chân tay co duỗi khó, trẻ em sốt rét (tiểu nhi ôn ngược), sốt cao không bớt. Mắt tai nhìn rõ hơn, ích tâm trí, thêm chí khí (cao chí bất lão)”.
  • Sách Dược tính bản thảo: ” trị phong thấp tý, ù tai, đau đầu chảy nước mắt (đầu phong lệ), làm giảm khí độc (hạ quỉ khí), sát trùng, trị ghẻ lở, sang độc”.
  • Sách Nhật hoa tử bản thảo: ” trừ phong hạ khí, trượng phu thủy tạng, nữ nhân huyết hải lãnh bại, hay quên, thuốc tăng khí lực, trừ phiền muộn, chỉ tâm phúc thống, trị co rút gân do thổ tả, trị ghẻ lở phong ngứa, làm bớt tiểu tiện, giết sán lãi trong bụng và rận, bọ chét (sát phúc tạng trùng cập tảo sát), trị đau tai.”.
  • Sách Bản thảo cương mục: ” trị chứng đột tử (trị trúng ác thốt tử), động kinh (khách ngỗ điên nhàn), chứng băng huyết, an thai lậu, tán ung thũng (trị nhọt sưng tấy)”.

16. Trần bì

Công dụng: Lý khí, kiện tỳ, táo thấp, hóa đờm

17 Cây Thảo Dược Mộc 28

Tác dụng đối với hệ tim mạch: Nước sắc trần bì tươi và dịch trần bì chiết cồn với liều bình thường có tác dụng hưng phấn tim, liều lượng lớn có tác dụng ức chế

Tính vị:

  • Vị cay, tính ôn (Bản kinh).
  • Vị cay đắng, tính ôn (Đông dược học thiết yếu).

Quy kinh:

+ Vào kinh phế, can, tỳ, vị (Lôi Công bào chế dược tính Giải).
+ Vào kinh tỳ, đại trường (Bản thảo cầu chân).
+ Vào kinh tỳ, phế, vị (Đông dược học thiết yếu).

  • Tác dụng: Lý khí, kiện tỳ, táo thấp, hóa đờm (Đông dược học thiết yếu).

17. Thảo quyết minh

Công dụng: An thần, chữa khó ngủ, tim hồi hộp, đau đầu; chữa huyết áp cao, làm sáng mắt, bổ thận, mát gan, nhuận tràng (Hạt sắc nước uống). Thân và rễ làm thuốc hạ nhiệt, lợi tiểu.

17 Cây Thảo Dược Mộc 29

Theo tài liệu cổ, thảo quyết minh vị mặn, tính bình, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng thanh can, ích thận, khử phong, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện. nhân dân dùng thảo quyết minh làm thuốc chữa bệnh đau mắt. Qua nghiên cứu, hiện nay người ta dùng thảo quyết minh làm thuốc bổ, lợi tiểu và đại tiện, ho, nhuận tràng, cao huyết áp, nhức đầu, hoa mắt. Uống thảo quyết minh, đại tiện dễ dàng mà không đau bụng, phân mềm nhưng không lỏng

 

 

 

 

5/5 - (10 bình chọn)

Đông Trùng Hạ Thảo

Đông trùng hạ thảo lợi ích cho sức khỏe _ Có như lời đồn ?

Đông trùng Hạ Thảo (Cordyceps sinensis) là một loại nấm độc đáo, được coi là [...]

Nhân sâm Ginseng có tác dụng gì? 8 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm Ginseng có tác dụng gì đối với sức khỏe? Những lợi [...]

1 Các bình luận

Đông trùng hạ thảo lợi ích cho sức khỏe _ Có như lời đồn ?

Đông trùng Hạ Thảo (Cordyceps sinensis) là một loại nấm độc đáo, được [...]

Top 10 Công Dụng Của Hồng Sâm Và Cách Sử Dụng Tối Ưu Để Đạt Hiệu Quả Tối Đa

1. Phòng chống ung thư và ức chế sự phát triển của tế [...]

1 loại nấm sát thủ có tiềm năng lợi ích sức khỏe – Đông Trùng Hạ Thảo có như lời đồn!

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm sát thủ có tiềm năng [...]

Sâm Đất Thần Dược Cho Gia Đình Bạn

Cây sâm đất, còn được gọi là Panax vietnamensis, là một loại cây [...]

Công Dụng Lợi Ích Đông trùng hạ thảo và 6 lợi ích dựa trên khoa học

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm được sử dụng từ lâu [...]

1 Các bình luận

Công Dụng Lợi Ích Đông trùng hạ thảo và 6 lợi ích dựa trên khoa học

Đông trùng hạ thảo lợi ích cho sức khỏe _ Có như lời đồn ?

Đông trùng Hạ Thảo (Cordyceps sinensis) là một loại nấm độc đáo, được coi là một trong những thảo dược quý giá nhất trong y học truyền thống Đông Á. Với nhiều lợi ích và giá trị mang lại cho sức khỏe, đông trùng hạ thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều người […]

0 comments
Nhân sâm là gì? Tác dụng của nhân sâm với sức khỏe

Nhân sâm là gì? Tác dụng của nhân sâm với sức khỏe

Nhân sâm là một loại cây. Các loại rễ nhân sâm khác nhau đã được sử dụng làm phương pháp điều trị ở Châu Á và Bắc Mỹ trong nhiều thế kỷ. Nhân sâm thảo dược phổ biến nhất trên thế giới.

2 comments
Công Dụng Lợi Ích Đông trùng hạ thảo và 6 lợi ích dựa trên khoa học

Công Dụng Lợi Ích Đông trùng hạ thảo và 6 lợi ích dựa trên khoa học

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm được sử dụng từ lâu trong Y học cổ truyền Trung Quốc (TCM). Nó được cho là có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ . Khi dùng dưới dạng bổ sung, lợi ích của đông trùng hạ thảo có thể bao gồm: Tăng hiệu suất tập thể […]

1 comment
Chứng nhận sản xuất và đảm bảo chất lượng tại Hàn Quốc

Chứng Nhận Kiểm Định Thực phẩm Chức năng Y tế Hàn Quốc

Đạo luật nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn của thực phẩm chức năng y tế, chất lượng của chúng và thúc đẩy việc phân phối và bán hàng hợp lý. Đạo luật đặt ra các thủ tục để xin giấy phép từ Ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn […]

0 comments
THỰC PHẨM BỔ SUNG VIÊN HOÀN TRẦM HƯƠNG MẬT ONG SAMSUNG

THỰC PHẨM BỔ SUNG VIÊN HOÀN TRẦM HƯƠNG MẬT ONG SAMSUNG

Chiết xuất từ Trầm hương, Hồng sâm – Nhân sâm đỏ, Nhung hươu cùng nhiều vị thuốc quý hiếm – Viên hoàn trầm hương có tốt như lời đồn không ? Trầm hương là gỗ có chứa nhiều nhựa của cây trầm, thả xuống nước chìm (trầm), có mùi thơm đặc biệt (hương). Tính ôn, […]

0 comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

What Our Clients Say
44292 reviews