1. nấm Chaga là gì ?

“thần dược” mang lại nhiều công dụng tốt cho cơ thể

tác dụng rất tốt cho hệ miễn dịch, hệ thần kinh, hệ thống nội tiết, đường tiêu hóa và hệ tim mạch.

ký sinh trên thân cây bạch dương
ký sinh trên thân cây bạch dương

Tác dụng của nấm Chaga có được là nhờ thành phần giàu dưỡng chất quý giá của nó: Trung bình 100g nấm Chaga cung cấp khoảng 57g chất xơ, 12g carbs, 3g protein, 1g chất béo và 1mg sodium cho cơ thể

  • Chất chống oxy hóa mạnh. Nguồn superoxide dismutase (SOD). Hơn 215 chất dinh dưỡng thực vật và chất dinh dưỡng glyconutrients. Riboflavin và niacin. Vitamin B, vitamin D, phenol, flavonoid, canxi, kali, đồng, mangan, sắt, kẽm và các enzym. Các khoáng chất rubidi, germani và xesi. Acid pantothenic. Nguồn thực vật quan trọng của sterol. Betulin và acid betulinic.

Nhờ chứa đựng nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và khoáng chất nên nấm Chaga có rất nhiều công dụng nổi bật như:

  • Điều trị bệnh tiểu đường (tỷ lệ chữa khỏi bệnh tiểu đường của nấm Chaga lên đến 93%).
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa. Hỗ trợ giảm cholesterol.
  • Tăng cường tuần hoàn máu. Giảm huyết áp.
  • Tăng cường hệ miễn dịch. Hỗ trợ giảm các tác dụng phụ của thuốc.
  • Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư như: Ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư da, ung thư mang tai, ung thư phổi, ung thư trực tràng,…
  • Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh mỡ máu, viêm dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng, viêm gan, gan nhiễm mỡ, viêm thận.

2. Mật ong

Công dụng: tác dụng thanh nhiệt, bổ trung, nhuận táo, hoạt trường, giải độc hết đau. Dùng chữa tỳ vị hư nhược, táo bón, ho, đau bụng, giải độc ở đầu, dùng ngoài chữa lở miệng vết thương bỏng.

16 Cây Thảo Dược Mộc Tốt - Nên Tìm Hiểu Nhé Bạn 3

Mật ong là chất lỏng sánh, mùi thơm, vị rất ngọt

Tác dụng dược lý

  • Mật ong là vị thuốc bổ
  • Mật ong có thể giảm độ acid của dịch vị, độ acid của dạ dày trở thành bình thường và làm cho hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột.
  • Mật ong có thể dùng trong việc điều trị chứng bệnh về gan, túi mật, và một vài bệnh về thần kinh. Mật ong còn là thứ thuốc an thần rất tốt cho giấc ngủ ngon làm bệnh nhân đỡ nhức đầu.
  • Mật ong còn có tác dụng chống lại một số vi khuẩn.

mật ong có vị ngọt tính bình, vào 5 kinh tâm, phế, tỳ vị và đại tràng

Có tác dụng thanh nhiệt, bổ trung, nhuận táo, hoạt trường, giải độc hết đau. Dùng chữa tỳ vị hư nhược, táo bón, ho, đau bụng, giải độc ở đầu, dùng ngoài chữa lở miệng vết thương bỏng.

  • Thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, chữa nhức đầu và một số bệnh thần kinh, bệnh ho khan, viêm họng.

Mật ong chúa làm thuốc bổ cao cấp

ngày uống 2-3ml, ngậm trong miệng đến khi tan hết.

3. Yến mạch

Yến mạch là thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ cao trong đó có chất xơ hoà tan. Do đó, nó có thể giúp làm giảm cholesterol và lượng đường trong máu

Yến mạch là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Yến mạch gồm có hạt yến mạch (thường được sử dụng làm thực phẩm), lá và thân (rơm yến mạch) và cám (lớp vỏ ngoài của hạt yến mạch). Lá, thân và cám yến mạch thường được sử dụng làm thuốc.

Cám yến mạch và yến mạch nguyên chất được sử dụng cho những người có huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh nhân đái tháo đường, hay các bệnh nhân có về đề tiêu hoá

Yến mạch được sử dụng phổ biến nhất giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Cơ chế hoạt động của nó có thể được hiểu như sau: Yến mạch có thể giúp giảm cholesterol và lượng đường trong máu đồng thời kiểm soát được cảm giác thèm ăn bằng cách gây ra cảm giác no cho người bệnh. Cám yến mạch sẽ tác động và ngăn chặn sự hấp thụ từ ruột các chất có nguy cơ gây bệnh tim, cholesterol cao và bệnh đái tháo đường

Tác dụng của yến mạch và cách dùng tốt cho sức khoẻ

Công dụng của yến mạch

Bệnh tim: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm giàu chất xơ có thể sử dụng như một phần của chế độ ăn ít béo và cholesterol để giúp ngăn ngừa bệnh tim. Trên thực tế, cám yến mạch chứa hàm lượng chất xơ rất cao. Các sản phẩm yến mạch nguyên hạt có thể cung cấp 750mg chất xơ hoà tan

Giảm Cholesterol: Ăn yến mạch, cám yến mạch và các chất xơ hoà tan khác có thể làm giảm ở mức độ vừa phải lượng cholesterol toàn phần và lipoprotein mật độ thấp (LDL) khi tiêu thụ như một phần chế độ ăn ít chất béo bão hoà

Bệnh đái tháo đường: Ăn yến mạch và cám yến mạch trong 6 tuần có thể sẽ giảm lượng đường trong máu trước bữa ăn, lượng đường trong máy 24 giờ và nồng độ insulin ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2

Chức năng trí não: Nghiên cứu ban đầu cho thấy sử dụng chiết xuất yến mạch xanh (Neuravena) có thể cải thiện tốc độ thực hiện chức năng trí não ở người trưởng thành khỏe mạnh.

4. Hạt sen

Hạt sen được chứng minh rất tốt cho sức khỏe, giúp nâng cao và cải thiện cơ thể

Hạt sen có hàm lượng các chất protein, magie, kali và phốt pho cao, trong khi hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp. Trong y học, hạt sen được xem như một dược phẩm quý, có thể chữa các loại bệnh như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, ăn kém, tâm phiền và bệnh ăn uống khó tiêu.

16 Cây Thảo Dược Mộc Tốt - Nên Tìm Hiểu Nhé Bạn 4

Hạt sen còn được gọi là liên nhục, có vị ngọt, tính bình và thành phần chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Trong Đông y, hạt sen là một món ăn ngon, bổ và cũng là một vị thuốc quý có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích thận, bổ tỳ, có thể cải thiện tình trạng di tinh, mộng tinh ở nam giới hay bệnh tiêu chảy, mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém, chữa khát do sốt cao, mất nước.

  • Hạt sen tốt cho người bệnh tiểu đường

Do hạt sen ít calo nhưng lại rất giàu chất xơ nên có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, đối với bệnh nhân bị tiểu đường nên dùng một lượng vừa đủ hạt sen một cách thường xuyên để duy trì sức khỏe. Hạt sen được coi là một loại thức ăn vặt lành mạnh và ngon miệng cho những người bị tiểu đường.

  • Hạt sen giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể

Thành phần của hạt sen có chứa các enzyme chống lão hóa làm chậm quá trình lão hóa và sửa chữa các protein bị tổn thương. Do đó, sử dụng hạt sen thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cải thiện tuổi thọ mà không cần phải sử dụng các loại kem chống lão hóa.

Hạt Sen chứa nhiều tinh bột (60%), đường raffinose, 1% chất đạm, 2% chất béo và có một số chất khác như canxi 0,089%, phosphor 0,285%, sắt 0,0064%, với các chất lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine.

5. Táo gai

Công dụng: Bổ (Quả có nhiều vitamin C). Táo gai còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, huyết ứ, huyết áp cao (Quả).

cây táo gai

Chế phẩm của Táo gai làm tăng sự co bóp của cơ tim, làm giảm sự kích thích của cơ tim.

Táo gai còn làm tăng sự tuần hoàn ở mạch máu tim và mạch máu não, tăng độ nhạy của tim đối với tác dụng của các glucozit chữa tim.

Trong thí nghiệm và trên lâm sàng, thuốc chế từ hoa và lá là mạnh tim, điều hòa sự tuần hoàn, giảm kích thích của thần kinh.

Đông y và tây y có cách dùng Táo gai với những mục đích khác nhau.

  • Tây y coi Táo gai (hoa, quả, lá): Tác dụng trên tuần hoàn (tim, mạch máu) và giảm đau, an thần.

  • Đông y: Táo gai tác dụng trên bộ máy tiêu hóa.

6. Sắn Dây

Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, sốt cao, nôn mửa, trị tiêu chảy, gáy vai cứng đau.

Cát căn vị ngọt, cay, tính bình. Hoa sắn dây vị ngọt tính bình. Vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân chỉ khát. Hoa sắn dây giải độc. Dùng chữa biểu chứng miệng khát, đầu nhức, tiết tả, lỵ ra máu, đau chẩn sơ khởi.

16 Cây Thảo Dược Mộc Tốt - Nên Tìm Hiểu Nhé Bạn 5

Tính vị: Vị ngọt, tính bình, không độc

Quy kinh: Vào kinh Vị, Phế (Bản Thảo Tân Biên).

Tác dụng:

  • Cát căn Tán nhiệt, giải biểu, tuyên độc thấu chẩn, đồng thời có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, giải co giật, chỉ tả.
  • Hoa có tác dụng giải độc của rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Giải cơ, thoái nhiệt, thăng đề Vị khí (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị:

  • Cát căn Trị chứng biểu nhiệt, sởi thời kỳ đầu ra không hết, tiêu chảy (Nướng dùng hiệu quả nhanh hơn), trước trán đau, gáy vai cứng đau (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị tà ở kinh Dương minh, chỉ nóng, không lạnh hoặc gáy cứng, sau lưng cứng, hoặc Thái dương + Dương minh hợp bệnh gây nên gáy cứng, bệnh Thái dương dùng phép hạ lầm gây nên tiêu chảy có kèm nhiệt hoặc sởi muốn mọc mà không mọc được, phần cơ nóng mãi không hạ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

7. mạch nha

Mạch nha là tên gọi của một loại mật dẻo được sản xuất từ ngũ cốc (lúa mạch, lúa mì, yến mạch, đại mạch,…). Mạch nha có độ dẻo nhưng không dai, vị ngọt thanh, màu vàng sậm, thơm ngon mùi nếp.

mạch nha

Mạch nha chứa các chất lên men, vitamin B, C có thể hấp thụ ngay nên mạch nha giúp tăng cường tiêu hóa các chất có chứa tinh bột.

8. Gừng

Gừng – Gia vị, vị thuốc quen thuộc của gia đình

Gừng từ lâu được coi là gia vị được sử dụng trong mỗi bữa ăn gia đình. Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì gừng còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.

  • Giúp giải toả stress, dịu cơn đau
  • Giúp giảm cholesterol máu
  • Phòng chữa sỏi mật
  • Chữa đau bụng kinh
  • Tăng cường sức khỏe
  • Chống dị ứng

16 Cây Thảo Dược Mộc Tốt - Nên Tìm Hiểu Nhé Bạn 6

Công dụng: Chữa đau bụng, ỉa chảy, dễ tiêu, tê thấp, nhức đầu, ngạt mũi, nôn mửa, bụng đầy trướng (Thân rễ sắc uống). Vỏ củ chữa phù thũng. Củ gừng còn phối hợp với các vị thuốc khác chữa trúng phong.

9. Hồng sâm

Hồng sâm có tên tiếng Anh là Red Ginseng, đây được xem là một chế phẩm từ nhân sâm tươi có giá trị cao về mặt giá trị dinh dưỡng. Đặc điểm chính của hồng sâm là có chứa chỉ số saponin cao bên trong, và chất này có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn hoặc nấm bệnh cho cơ thể một cách hiệu quả.

  • Hoạt chất saponin
  • Polysaccharides
  • Glycans (panaxans)
  • Polysacarit DPG-3-2
  • Peptide
  • Phytosterols
  • Vitamin và khoáng chất
  • Flavonoid

 height=

Cải thiện sức khỏe, giảm mệt mỏi

Hồng sâm là loại thảo dược có khả năng hỗ trợ làm giảm việc  tích tụ axit lactic – nguyên nhân gây mệt mỏi cơ bắp khi cơ thể vượt qua ngưỡng chịu đựng khi tập thể dục. Hơn nữa, chúng còn thúc đẩy tiết creatine kinase để cung cấp năng lượng cho cơ bắp, giúp ức chế serotonin giảm sự căng thẳng và mệt mỏi của hệ thần kinh trung ương.

Tăng lưu thông máu, ức chế tập kết tiểu cầu

Các loại hồng sâm đã được chế biến cũng có tác dụng phòng ngừa sự kết tụ của tiểu cầu nhờ các hợp chất như saponin và ginsenosides. Từ đó, giúp giảm bớt tình trạng máu đông và tăng khả năng tuần hoàn máu.

Cải thiện đường huyết

Một trong số các tác dụng của hồng sâm là có khả năng điều trị bệnh đái tháo đường. Bởi hàm lượng ginsenoside cao hơn 3 lần nhân sâm thông thường nên có thể kích thích tuyến tăng tiết insulin, giúp ổn định đường huyết hiệu quả.

Cải thiện miễn dịch, tăng sức đề kháng

Theo các nghiên cứu, hồng sâm có khả năng giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch bằng cách điều chỉnh hoạt động của các tế bào miễn dịch và cytokine

Chống oxy hóa hiệu quả

Hồng sâm còn có thể hỗ trợ làm giảm gốc tự do, làm chậm quá trình oxy hóa, lão hóa da. Nhờ lượng lớn saponin – chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chức năng của các enzyme chống oxy hóa như SOD, GPX và catalase và tiến hành gia tăng các chất chống oxy hóa nội sinh như glutathione.

Hỗ trợ cải thiện trí nhớ

Nhờ chứa hợp chất ginsenosides nên có thể kích thích khả năng tái tạo để giải phóng acetylcholine, giúp nâng cao khả năng ghi nhớ rất hiệu quả.

Hồng sâm giúp giảm mỡ máu

Một số saponin từ trong hồng sâm như Rb1, Rc, Rd, Rb2, Re và Rd có chức năng giảm mỡ máu, hạn chế tình trạng tích tụ chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, chúng còn có thể cải thiện tình trạng tăng lipid nhờ giảm lượng LDL Cholesterol – nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch.

Hỗ trợ phòng chống ung thư

Vị thuốc quý hiếm này đã được kiểm chứng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư phổi hay ung thư trực tràng. Bởi hàm lượng ginsenoside dồi dào sẽ kháng lại tế bào ung thư, giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư hiệu quả.

Cải thiện sức khỏe nam giới

Với lượng lớn ginsenosides trong hồng sâm, chúng sẽ tiến hành thúc đẩy tiết ra oxit nitric – có tác dụng làm giãn nở mạch máu. Cho nên, đây là điều quan trọng ở thể hang dương vật giúp cải thiện độ cương cứng tốt hơn.

10. Nhung hươu

Nhung hươu thường được biết đến là một loại dược liệu quý hiếm có tác dụng tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh

Nhung hươu là phần sừng non của hươu, nai đực mới mọc, chưa bị vôi hóa hoặc cứng lại. Phía ngoài có lớp lông mềm, lông tơ bao phủ. Nhung hươu còn có tên gọi khác là lộc nhung, ban long châu, hoàng mao nhung, huyết nhung

Nhung hươu là phần sừng non của hươu, nai đực chưa bị vôi hóa

Trong y học cổ truyền nhung hươu là một loại dược liệu quý với những công dụng như tốt cho xương khớp, tốt cho tiêu hóa, giúp tinh thần thoải mái, hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ bắp và nhiều tác dụng khác.

Trong nhung hươu chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất mang hoạt tính sinh học có lợi cho sức khỏe con người như:

  • Các enzym có khả năng chống oxy hóa: superoxide dismutase (SOD), catalase (CAT) và glutathione peroxidase (GPX). [1]
  • Các acid amin cấu tạo nên chuỗi polypeptide và protein. [2]
  • Nucleoside: thành phần cấu tạo nên DNA, mang lại tác dụng chống mệt mỏi của nhung hươu.

Lợi ích của nhung hươu

Theo một nghiên cứu phân tích sự điều hòa phân tử của chiết xuất nhung hươu trên sụn động vật cho thấy rằng nhung hươu có liên quan đến sự tăng trưởng và tái tạo sụn, giúp điều trị các tổn thương ở sụn và xương khớp

Chống mệt mỏi, tăng cường sức mạnh

Trong nhung hươu có chứa nhiều nucleoside có tác dụng chống mệt mỏi và tăng cường thể lực.

Trong một nghiên cứu phát hiện ra rằng chuột được cho uống bổ sung chiết xuất nhung hươu thì chuột bơi nhanh hơn. Điều này cho thấy chiết xuất nhung hươu có liên quan đến việc giảm mệt mỏi và cải thiện sức mạnh, sức bền

Điều trị xương khớp

Trong nhung hươu có chứa hợp chất chondroitins – một thành phần cấu tạo nên sụn, giúp cải thiện mức độ đau ở những người bị viêm xương khớp. Hơn nữa, các acid amin có trong nhung hươu còn có tác dụng giúp xương chắc khỏe.

Chống ung thư

Các thử nghiệm trên chuột cho thấy rằng polypeptide có trong chiết xuất nhung hươu giúp chống lại các khối u và tế bào ung thư. [7]

Cơ chế chống lại ung thư và bảo vệ tế bảo của nhung hươu có liên quan đến khả năng ức chế stress oxy hóa và duy trì sự ổn định của tế bào

Kích thích mọc tóc và bảo vệ làn da

Một số nghiên cứu trên chuột, người và trong ống nghiệm đã phát hiện ra rằng chiết xuất nhung hươu có thể kích thích các tế bào da và tóc. Do đó, chiết xuất nhung hươu có khả năng cải thiện sự phát triển của tóc và sức khỏe làn da.

11. Glycerin thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Glycerin là một hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật.

Glycerin làm tăng tính thẩm thấu huyết tương, làm cho nước thẩm thấu từ các khoang ngoài mạch máu đi vào huyết tương.

Tên thuốc gốc (Hoạt chất)

Glycerin (Glycerol).

Loại thuốc

Nhuận tràng thẩm thấu, thuốc xổ, thuốc thẩm thấu.

12. Quả táo tàu

Quả táo tàu, còn được gọi là quả chà là đỏ hay táo Trung Quốc. chúng có màu đỏ sẫm hoặc tím và có thể hơi nhăn. Do hương vị ngọt ngào và thịt khá dai, chúng thường được sấy khô và sử dụng trong các loại mứt, bánh kẹo và món tráng miệng ở các vùng của châu Á. Trong y học, táo tàu đã được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe và được sử dụng rộng rãi để cải thiện giấc ngủ cũng như giảm lo lắng

Quả táo tàu ít calo nhưng giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất

Do hàm lượng chất xơ cao và lượng calo thấp, táo tàu là một món ăn nhẹ tuyệt vời và tốt cho sức khỏe. Chúng chứa một lượng nhỏ một số loại vitamin và khoáng chất nhưng đặc biệt giàu vitamin C, một loại vitamin quan trọng có đặc tính chống oxy hóa và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.

16 Cây Thảo Dược Mộc Tốt - Nên Tìm Hiểu Nhé Bạn 7

Quả táo tàu từ lâu đã được sử dụng trong Đông y để điều trị các tình trạng như mất ngủ và lo lắng.

trái cây này có thể mang lại những lợi ích sức khỏe ấn tượng cho hệ thần kinh, tăng khả năng hệ miễn dịch và tiêu hóa

Hàm lượng chất chống oxy hóa cao: hoạt tính chống oxy hóa của flavonoid trong táo tàu giúp giảm căng thẳng và viêm nhiễm do các gốc tự do trong gan gây ra.

Có thể cải thiện giấc ngủ và chức năng não: cải thiện trí nhớ và giúp bảo vệ các tế bào não tráng khỏi các tổn thương gây ra bởi các hợp chất phá hủy thần kinh.

13. Thương truật trị phong thấp, rối loạn tiêu hóa

Thương truật là rễ củ phơi khô của cây thương truật

Theo Đông y, thương truật vị cay đắng, tính ấm; vào kinh tỳ và vị. Có tác dụng kiện tỳ, trừ thấp, phát hãn, minh mục. Chữa chứng thấp trở trung tiêu, trừ phong thấp, tả tiết, ẩm tích, mắt khô, quáng gà

Thương truật có tác dụng gì với sức khỏe con người?Thương truật có tác dụng gì với sức khỏe con người? 3

Tác dụng làm ổn định đường huyết,

Cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa

Tăng chức năng của hệ tiết niệu và cơ quan sinh dục

14. Hoàng kỳ

Theo sách Trung dược học, trong hoàng kỳ có chứa các thành phần dược liệu quý như saccaroza, nhiều loại acid amin, protid (6,16 – 9,9%), cholin, betatain, acid folic, vitamin P, amylase.

hoàng kỳ được sử dụng như là một vị thuốc bổ lâu đời trong y học Trung Hoa, có tác dụng cải thiện tình trạng suy giảm miễn dịch, tăng cường ham muốn tình dục và tăng chất lượng tinh trùng. Các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chứng minh tác dụng hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý, đặc biệt là điều trị bệnh thận.

Ngoài ra, uống hoàng kỳ như một vị thuốc dùng để chữa bệnh cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên, dị ứng, đau cơ, thiếu máu, HIV/AIDS và có chức năng tăng cường cũng như điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Hoàng kỳ cũng được dùng để điều trị hội chứng mệt mỏi mãn tính, bệnh thận, bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

Hoàng kỳ giúp phòng ngừa một số bệnh như ung thư và tiểu đường. Vị thuốc này chứa các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi các tổn thương.

Cây Hoàng Kỳ - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất ...

 

14. Ngũ vị tử bắc

Dược liệu này có tên gọi là Ngũ vị tử vì là loại quả có 5 vị: Mặn, ngọt, chua, cay và đắng

ngũ vị tửquả ngũ vị tử chín làm thuốc

Theo y học cổ truyền

Trong đông y, ngũ vị tử là một phương thuốc dùng trị ho, thở hổn hển, ho khan, còn dùng làm thuốc cường dương, trị liệt dương và mệt mỏi, lười hoạt động. Vì tính chất ngũ vị tử theo đông y có vị chua, mặn, tính ôn, không độc, đi vào hai kinh phế và thận, nên có tác dụng liêm phế, cố thận, cố tinh, chỉ mồ hôi, dùng làm vị thuốc trừ đờm, tu bổ, cường âm, ích khí, bổ ngũ tạng, thêm tinh trừ nhiệt.

Theo y học hiện đại

Theo tây y, ngũ vị tử được dùng bào chế thành thuốc kích thích hệ thống thần kinh trung ương, dùng khi hoạt động trí óc lao lực, khi hoạt động chân tay quá độ, có dấu hiệu mệt mỏi về tinh thần, thể lực, uể oải, buồn ngủ.

15. Sơn thù du

Sơn thù du là quả chín phơi hoặc sấy khô của cây Sơn thù – Cornus officinalis. Đây là vị thuốc quý, có tác dụng cố tinh, bổ dương, trợ ngũ tạng và phá trưng kết. Chính vì vậy sơn thù du thường được dùng trong bài thuốc và món ăn chữa chứng thận hư yếu, tiểu tiện vàng, đau mỏi lưng gối, xuất tinh sớm

Cây Sơn thù du (Cornus officinalis Sieb. et Zucc.): Vị thuốc bổ gan thận, trị suy nhược, đau lưng mỏi gối16 Cây Thảo Dược Mộc Tốt - Nên Tìm Hiểu Nhé Bạn 8

Sơn thù du có chứa tannin, glucoside, axit malic, axit gallic, axit tartric, axit ursolic, morroniside, cornuside, secologanin, vitamin A, isoterchebin, phytochemistry, cornus-tannin, valine, histidine, serine, threonine,…

Tính vị

Vị chua, sáp, tính ấm.

Quy kinh

Quy vào kinh Can và Thận.

Sơn thù du có tác dụng gì?

– Công dụng của sơn thù du theo Đông Y:

  • Công dụng: Bí tinh, tráng nguyên khí, ôn can, liễm tinh, chỉ hãn, chỉ huyết, cố tinh khí, sáp tinh khí, bổ can thận, trợ thủy tạng, phá trưng kết, noãn yêu tất.
  • Chủ trị: Lưng đau gối mỏi, di tinh, can hư, chóng mặt, liệt dương, ù tai, hàn nhiệt, kinh nguyệt ra nhiều, hư nhiệt khiến mồ hôi ra nhiều.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng chống đông máu: Dịch chiết từ sơn thù nhục có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc sơn thù có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ, thương hàn và tụ cầu vàng.
  • Thực nghiệm trên súc vật nhận thấy dược liệu có tác dụng hạ đường huyết nhẹ, hạ huyết áp và lợi tiểu.

Cách dùng – liều lượng

Sơn thù du thường được dùng ở dạng sắc là chủ yếu. Liều dùng 6 – 12g, có thể dùng đến 30g/ ngày trong trường hợp cần thiết.

16. Cây trầm hương

Cây trầm hương hay còn gọi là cây dó bầu, hương thơm của nó giúp giảm căng thẳng hiệu quả.

cây dó bầu, dó trầm, cây trầm hay cây kỳ nam Khi cây bó dầu này bị thương sẽ sản sinh ra một chất nhựa, chất nhựa này sẽ giúp hình thành nên gỗ trầm hương với hương thơm thoang thoảng dễ chịu.

Cây dó bầu tự nhiên16 Cây Thảo Dược Mộc Tốt - Nên Tìm Hiểu Nhé Bạn 9

Trầm hương là một khối gỗ chứa tinh dầu, khối lượng của nó phụ thuộc vào số tuổi, số năm tuổi càng cao thì khối lượng của gỗ trầm hương càng nặng. Khi đốt, gỗ trầm hương sẽ cho ra mùi hương dịu nhẹ, thanh mát đặc trưng vô cùng dễ chịu.

Đối với sức khỏe

  • Giảm căng thẳng: Trầm hương có mùi thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng giúp giảm đau đầu, căng thẳng và tăng khả năng tập trung cho người sử dụng.
  • Giảm viêm khớp: Chiết xuất trầm hương có tác dụng chống viêm và giảm sưng, giảm khả năng đau nhức và cải thiện xương khớp.
  • Có lợi cho tiêu hóa: Gỗ trầm có công dụng trị tiêu chảy, chống buồn nôn, hạ đờm và giảm đau bụng, đầy hơi.
  • Ung thư tuyến giáp: Các thành phần trong gỗ trầm có khả năng tiêu diệt tế bào, chống ung thư.

Trong phong thủy

  • Thu hút may mắn, tài lộc: Trầm hương là sản phẩm quý hiếm, lâu năm, hấp thụ linh khí của đất trời nên sẽ mang đến cho người sở hữu nhiều may mắn, hạnh phúc và tài lộc.
  • Trừ tà: Trầm hương còn được sử dụng để xông nhà, giúp xua tan đi những chuyện xui rủi, đón nhận nhiều may mắn.
  • Mang đến bình an: Trầm hương có tác dụng bảo vệ chủ nhân của mình khỏi những điều xấu xa, xui xẻo xảy ra, giúp bạn luôn cảm thấy bình an.

Trầm hương được sử dụng với tùy từng hàm lượng trong Y học Cổ truyền nhằm chữa các chứng bệnh như:

● Giúp can thiệp nhằm điều hòa giấc ngủ, giúp an thần và trị chứng mất ngủ kéo dài.

● Chữa các bệnh về xương khớp.

● Hỗ trợ, điều trị dị ứng.

● Hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm giảm các vấn đề như táo bón, đau bụng, đầy hơi, nôn mửa, thổ huyết,…

● Sử dụng để ức chế các tế bào ung thư phát triển.

● Trầm hương còn có công dụng làm đẹp da.

 

 

5/5 - (11 bình chọn)

Đông Trùng Hạ Thảo

Đông trùng hạ thảo là gì? Các loại đông trùng – Lợi ích sức khỏe từ Đông trùng hạ thảo.

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm đã được sử dụng từ lâu trong [...]

1 loại nấm sát thủ có tiềm năng lợi ích sức khỏe – Đông Trùng Hạ Thảo có như lời đồn!

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm sát thủ có tiềm năng [...]

Nhân sâm có tác dụng gì và có nên dùng nhân sâm không? Lợi ích và thời điểm cần thận trọng

Y học phương Tây đã vay mượn nhiều loại thực phẩm và phương [...]

1 Các bình luận

Công dụng chữa bệnh của Trầm Hương – Lợi Ích từ Trầm Hương

Công Dụng Chữa Bệnh Của Trầm Hương - Làm ấm thận để hỗ [...]

Tác dụng của nhung hươu là gì? Lợi ích đến từ nhung hươu

Nhung hươu có lịch sử sử dụng lâu đời. Việc sử dụng nhung [...]

Cây sâm đất ngâm rượu có tác dụng gì và ngâm thế nào?

Cây Sâm Đất Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì Và Ngâm Thế Nào? [...]

Công Dụng Lợi Ích Đông trùng hạ thảo và 6 lợi ích dựa trên khoa học

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm được sử dụng từ lâu [...]

1 Các bình luận

5 LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA TRẦM HƯƠNG BẠN NÊN BIẾT

5 LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA TRẦM HƯƠNG BẠN NÊN BIẾT

Những lợi ích vô song của Trầm hương Trầm hương là một loại tâm gỗ có nhựa được tìm thấy ở nhiều nước châu Á. Nó còn được gọi là thạch, lô hội, Trầm hươngh. Nó đã được sử dụng trong quá khứ để làm hương và nước hoa. Trầm hương được tạo thành từ khoảng […]

0 comments
5 Lợi ích sức khỏe của đông trùng hạ thảo

5 Lợi ích sức khỏe của đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm mọc trên ấu trùng của sâu bướm – Cải thiện tình trạng mệt mỏi, ho, ham muốn tình dục, chức năng thận và suy nhược sau một trận ốm nặng

0 comments
Công Dụng Lợi Ích Đông trùng hạ thảo và 6 lợi ích dựa trên khoa học

Công Dụng Lợi Ích Đông trùng hạ thảo và 6 lợi ích dựa trên khoa học

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm được sử dụng từ lâu trong Y học cổ truyền Trung Quốc (TCM). Nó được cho là có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ . Khi dùng dưới dạng bổ sung, lợi ích của đông trùng hạ thảo có thể bao gồm: Tăng hiệu suất tập thể […]

1 comment
TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG TÌNH DỤC

Tác dụng của nhung hươu là gì? Lợi ích đến từ nhung hươu

Nhung hươu có lịch sử sử dụng lâu đời. Việc sử dụng nhung hươu làm thuốc chữa bệnh được ghi chép sớm nhất được ghi lại trên một cuộn giấy 2.000 năm tuổi ở Trung Quốc. Tác dụng của nhung hươu – Nó vẫn là một thành phần cơ bản trong Y học cổ truyền […]

0 comments
Công dụng chữa bệnh của Trầm Hương - Lợi Ích từ Trầm Hương

Công dụng chữa bệnh của Trầm Hương – Lợi Ích từ Trầm Hương

Công Dụng Chữa Bệnh Của Trầm Hương – Làm ấm thận để hỗ trợ hấp thụ khí – một loại nhựa có màu sẫm được tìm thấy trong thân cây Dó bầu bị thương – có hương thơm, loại gỗ này có mùi thơm nồng và được đốt làm hương

0 comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

What Our Clients Say
44292 reviews